Cách bảo quản vải linen là cụm từ được rất nhiều người tìm kiếm từ các thương hiệu về thời trang, nội thất cho đến người tiêu dùng. Vì đây là một chất liệu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong ngành hàng thời trang cũng như ứng dụng trong ngành nội thất bởi những ưu điểm vượt trội như có vẻ ngoài hiện đại, chất lượng bền bỉ và có khả năng chịu nhiệt cao. Tuy nhiên, lại có không ít người đánh giá chất vải này là một chất rất khó để chăm sóc và bảo quản.
Vậy tại sao chất vải linen lại được mọi người đánh giá như vậy? Và liệu rằng chất vải này có thật sự khó bảo quản như mọi người đã nói? Hôm nay, 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 sẽ giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp cho bạn những mẹo hướng dẫn bảo quản chất vải linen hữu ích giúp quần áo của bạn luôn bền đẹp.
1, Cách giặt vải linen
Dựa vào đặc tính bền bỉ của vải bạn có thể yên tâm chọn cho mình cách giặt quần áo linen phù hợp nhất mà không sợ hư hỏng vải. Tuy nhiên, chất vải này cũng tương tự như sợi cotton thường có xu hướng co lại thay vì giãn ra sau khi sử dụng. Nên tốt nhất bạn hãy hạn chế giặt với nước nóng trên 40 độ C, thay vào đó hãy sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh để giặt. Việc giặt quần áo với nước lạnh còn giúp quần áo có màu sắc rực rỡ hay màu tối tránh tình trạng bị bay màu.
- Giặt bằng máy giặt:
Vì vải linen có độ bền rất cao nên bạn có thể thoải mái giặt bằng máy giặt. Tuy nhiên, bạn nên vệ sinh lồng giặt và nên giặt quần áo ngay sau khi sử dụng đây là cách bảo quản quần áo linen không bị mốc hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cần chú ý những điều sau:
- Bạn có thể sử dụng máy giặt để giặt những sản phẩm như: quần áo, rèm cửa, chăn gối,… đều được. Nhưng phải đảm bảo rằng chúng đã được phân loại dựa trên màu sắc trước khi bỏ vào máy, hạn chế tuyệt đối việc giặt vải sáng màu chung với vải tối màu và cũng nên tách riêng vải linen và các chất vải khác khi giặt.
- Luôn giặt quần áo linen ở chế độ giặt nhẹ, nếu được điều chỉnh mức nước, hãy chỉnh về mức nước tối đa để quần áo của bạn được chuyển động tự do trong lồng giặt.
- Không giặt quá nhiều đồ cùng một lúc: điều này không những phá hủy cấu trúc ban đầu của sợi vải làm cho xoắn hoặc giãn vải, mà việc máy giặt quá tải còn khiến quần áo không được làm sạch tuyệt đối.
- Ngoài ra, với những trang phục có họa tiết thêu, bạn nên lộn ngược mặt trong ra ngoài để giặt không bị đứt đường thêu.
- Giặt bằng tay:
Bạn nên áp dụng phương pháp giặt quần áo linen bằng tay đối với những quần áo không bị dính bẩn nhiều hoặc đối với những món quần áo có chất vải lanh được dệt theo kiểu lỏng lẻo. Tuy nhiên, khi giặt tay bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:
- Chỉ nên pha loãng 1 thìa cà phê chất tẩy rửa có nồng độ thấp vào chậu giặt.
- Ngâm quần áo trong khoảng 10 phút.
- Giặt nhẹ nhàng, không nên vắt, xoắn, chà quá mạnh tay vì sẽ làm gãy kết cấu của sợi vải tự nhiên.
- Làm sạch hết chất tẩy rửa trong vải với nước trước khi đem phơi để tránh bị đục màu vải.
Đối với những sản phẩm như vỏ chăn, gối thì việc giặt tay sẽ khác, nó còn phụ thuộc vào các hướng dẫn giặt trên các nhãn mác để chọn chất tẩy rửa phù hợp.
2, Cách phơi vải linen:
- Với ưu điểm nổi bật đó là bay hơi nhanh và chịu nhiệt tốt nên bạn có thể phơi quần áo ngoài trời, đặc biệt là vào mùa hè sẽ rất nhanh khô. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tránh nơi có nắng gắt, tốt nhất là chọn nơi thoáng mát, bóng râm và có gió lùa để phơi.
- Hiện nay, các loại máy giặt đã được thêm vào chức năng giặt hấp (giặt khô) để khắc phục khuyết điểm dễ bị nhăn và hạn chế nếp gấp của vải linen. Đây là phương pháp tiện dụng và tiết kiệm để bảo quản quần áo lanh.
- Cách cuối cùng là dùng máy sấy để ở nhiệt độ thấp hoặc chế độ không nhiệt và lấy quần áo ra khi còn hơi ẩm.
3, Tips là/ủi quần áo linen:
Bề mặt nhăn tự nhiên chính là đặc tính riêng biệt cũng như là nhược điểm lớn nhất của của chất vải linen, vì vậy bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời thời gian ủi đồ của mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm bớt độ nhăn của quần áo thì có thể bỏ túi một số bí quyết hướng dẫn là ủi quần áo linen của 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 sau đây:
- Dùng bàn ủi hơi nước và ủi với nhiệt độ dưới 200 độ C.
- Bạn chỉ nên ủi quần áo có chất vải linen khi nó chưa khô hẳn và còn ẩm khoảng 10% để có thể đảm bảo sự mềm mại sau khi ủi. Và nếu quần áo có chất vải linen đã khô, bạn hãy chuẩn bị thêm một bình nước dạng xịt rồi xịt lên bề mặt vải trước khi ủi.
- Tiến hành ủi từng lớp một, không để thân trước và thân sau dính vào nhau.
- Ưu tiên ủi mặt trong trước rồi đến mặt ngoài để vải không bị phai màu hoặc xuất hiện mảng sáng bóng.
Một trong những cách bảo quản quần áo lanh tại nhà giữ được form dáng ổn định nhất chính là treo quần áo bằng móc thay vì gấp. Với những trường hợp không đủ không gian để treo hết bạn có thể lựa chọn hình thức cuộn tròn vừa hạn chế nhăn, vừa tiết kiệm diện tích.
Không riêng những bộ quần áo từ vải linen mà tất cả các loại vải khác cũng nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí. Đặc biệt là những loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên hạn chế để ở nơi ẩm thấp sẽ dễ gây ra tình trạng nấm mốc, có mùi hôi,…
4, Kết luận:
Từ những đặc tính tưởng chừng là khuyết điểm của chất vải linen, nếu bạn có thể hiểu và tận dụng tốt, nó không chỉ giúp bạn nâng tầm phong cách của mình mà còn có thể giúp quá trình bảo quản trở nên dễ dàng hơn. Những kiến thức bổ ích về cách bảo quản vải linen của 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 là những điều quan trọng để bạn có thể giữ cho quần áo linen hay vật dụng làm từ vải linen luôn bền đẹp theo thời gian. Hy vọng, bài viết này sẽ thật sự hữu ích với bạn và nếu còn thắc mắc gì thì để lại comment 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 sẽ cùng bạn giản đáp nhé!
Hãy ghé cửa hàng 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 để tham khảo và lựa chọn những sản phẩm linen phù hợp với bạn nhé. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 và hãy theo dõi 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 để nhập những điều hay về thời trang nhé!