Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã nhấp vào và đọc bài viết này trong hàng ngàn các bài viết ngoài kia. Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu: Thế nào là vải linen? Ưu và nhược điểm của vải linen?Có bao nhiêu loại vải linen trên thị trường?
1, Thế nào là vải Linen?
Trước tiên, thì cùng mình tìm hiểu về nguồn gốc của vải linen đã nhé!
Bắt nguồn từ một loại cây ở gần các hồ nước của đất nước Thụy Sĩ, người dân nơi đây lấy thân cây để tách nhỏ thành sợi. Các sợi nhỏ được tập hợp thành những sợi dài, sau đó dệt nên vải. Chất liệu vải này độ bền chắc, an toàn cho da và có độ bóng cao hơn những chất liệu vải khác, kèm theo đó là khả năng chịu nhiệt cực kỳ tốt. Chính vì thế mà chất liệu vải này nhanh chóng được sử dụng rộng rãi tại châu Âu, và dần dần loại vải này theo chân các thương gia đi khắp thế giới, được bày bán tại rất nhiều nơi.
Vậy vải Linen là gì?
Vải linen được sản xuất hoàn toàn từ chất liệu tự nhiên, cụ thể là được dệt từ 100% sợi của cây lanh. Do đó người Việt thường gọi vải linen là vải lanh. Các sợi vải lanh được dệt chặt tay nên các sợi vải tương đối to và bạn có thể nhìn thấy cũng như cảm nhận được bằng tay từng sợi trên bề mặt vải.
2, Ưu và nhược điểm của vải linen
Ưu điểm
- So với những chất liệu khác ở cùng thời điểm xuất hiện, vải linen vượt trội hơn khi có phần khá nhẹ, mềm mại và “nâng niu” làn da người mặc. Ngoài ra, vải lanh vì được làm từ vỏ cây nên đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dùng, ngay cả với trẻ nhỏ.
- Thấm hút tốt: Đây là ưu điểm đặc biệt giúp chất liệu linen nhận được điểm cộng từ khách hàng. Linen thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt và không gây nóng rát hay gò bó khi mặc. Chưa kể, những trang phục được sản xuất từ linen thường khô rất nhanh và thoải mái suốt nhiều giờ đồng hồ.
- Chịu nhiệt tốt: là yếu tố quan trọng để linen “cạnh tranh” với những chất liệu khác. Dù để ngoài trời nắng khá lâu hay tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao nhưng các sản phẩm làm từ linen hoàn toàn không bị hư hỏng hay biến chất.
- Mềm mại và siêu bóng mượt: song song với khả năng chịu nhiệt tốt, linen còn gây “thương nhớ” nhờ đem đến cảm giác mềm mại và siêu bóng mượt. Đó là lý do vì sao phái đẹp thường lựa chọn các sản phẩm thời trang như áo, váy, quần,… được làm từ vải linen vì nó toát lên vẻ ngoài quý phái và sang trọng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, thì dòng vải quốc dân này cũng có những nhược điểm đáng kể đến như:
- Độ đàn hồi kém: linen được đánh giá có mức độ đàn hồi khá kém, vì chất sợi dày nên vải linen không đảm bảo độ đàn hồi tốt, gây nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng của người mặc.
- Ma sát kém: linen có đặc điểm là kết cấu sợi to và được làm 100% từ thiên nhiên nên khó tránh khỏi nhược điểm độ ma sát kém. Điều này khiến các sản phẩm thời trang làm từ loại dòng vải này rất dễ bị trầy xước và độ bóng mất dần theo thời gian.
- Dễ nhăn nhúm: được cấu tạo hoàn toàn từ sợi cây lanh nên vải linen thường xảy ra tình trạng bị nhăn nhúm và có nếp vải nếu trong quá trình sử dụng các bạn không biết cách bảo quản tốt.
3, Các loại vải Linen phổ biến trên thị trường
Sau khi hiểu hơn về ưu và nhược điểm của vải linen, thì cùng mình phân biệt các loại vải linen được sử dụng rộng rãi trên thị trường nha!
- Linen tưng premium: sở hữu độ bền cao hơn các loại vải linen thông thường. Không chỉ vậy, chất vải cũng có độ mướt hơn với khả năng giữ màu vải vượt trội, tình trạng co rút của loại vải này là rất ít. Dù cho bạn có giặt giũ qua nhiều lần thì vẫn đảm bảo không bị nhão. Vải linen tưng còn được chia ra dựa vào kết cấu sợi vải, như: tưng dày, tưng vừa, tưng mỏng,…
- Linen lụa: hay linen silk, là dòng vải có chất liệu cấu thành từ 2 loại sợi chính là sợi lanh và lụa. Chất liệu đạt sự mềm mướt trên da, thường được dùng để may những bộ trang phục có kiểu dáng thướt tha, thanh thoát, phong cách nữ tính, dịu dàng.
- Linen bột: có bề mặt tương đối mềm mại, cấu trúc dệt sợi khít nhưng có đồ mướt nhất định. Do vậy, loại vải này thường được sử dụng cho những trang phục mùa hè, rèm cửa, chăn ga,…
- Linen ướt: giống như linen bột, bề mặt của vải cũng mềm mịn, thoáng mát nhưng có độ bền không cao, dễ bị rút vải và nhão sau vài lần giặt.
- Linen xước: hay linen gân, màu đặc trưng của chất liệu vải này thường có màu hơi nâu, mặt dệt xước tạo nên nét đặc trưng riêng cho bề mặt vải mỏng manh, nhẹ nhàng.
Như vậy, bài viết này 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 cùng bạn đã đi hiểu đôi nét về chất liệu vài linen. Ở những bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu về ứng dụng của vải linen trên thị trường nói chung và ngành thời trang nói riêng nhé. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 và theo dõi 𝐝𝐞 𝐃𝐚𝐳𝐲 để cập nhập những điều hay về thời trang nhé!